Giao thức SIP (Session Initiation Protocol) một giao thức điều khiển lớp ứng dụng đơn giản dùng để tạo ra, thay đổi và kết thúc các phiên làm việc đa phương tiện có một hay nhiều người tham gia. Nó chính là nền tảng lõi của công nghệ truyền thông VoIP
Tuy nhiên nhiều người còn chưa nắm rõ về loại giao thức này. Sau đây mình sẽ giải thích một số vấn đề cơ bản về SIP.
Nhấn để xem các sản phẩm VoIP hoặc tại đây.
1.Giao thức SIP (Session Initiation Protocol)
- Giao thức SIP (Session Initiation Protocol) là một giao thức điều khiển lớp ứng dụng (báo hiệu) để:
– Tạo ra
– Thay đổi
– Kết thúc các phiên làm việc đa phương tiện có một hoặc nhiều người tham gia.
2.Lịch sử của giao thức SIP
- Đầu tiên SIP chỉ đơn thuần là một giao thức dùng để thiết lập phiên quảng bá cho Internet (từ giữa đến cuối thập kỷ 90) sau đó người ta đã phát hiện ra rằng nó cũng rất thích hợp trong liên lạc cá nhân
- SIP được tiêu chuẩn hóa lần đầu tiên vào tháng 3 năm 1999 trong bộ tiêu chuẩn RFC 2543
- SIP được sửa đổi vào tháng 5 năm 2002 trong tiêu chuẩn RFC 3261, với:
– 22 lĩnh vực tiêu chuẩn mới của RFCs
– 21 bản dự thảo của các nhóm làm việc về Internet, và hơn 50 văn bản tiêu chuẩn do các nhóm độc lập không phải là thành viên của các nhóm làm việc (WG) đệ trình
3.Giao thức SIP là gì ?
SIP là một giao thức để thiết lập phiên truyền thông
3.1 Các phiên của giao thức SIP gồm:
- Hội họp đa phương tiện qua Internet
- Các cuộc gọi điện thoại Internet
- Các phiên Video qua Internet và phân phối đa phương tiện
3.2 Các phần tử của giao thức có thể liên lạc thông qua:
– Liên lạc cá nhân
– Phát quảng bá
– Thông qua tổ hợp của các quan hệ liên lạc cá nhân hoặc một tổ hợp của tất cả những phương thức trên
- Trong các môi trường IPv4 và IPv6 thông qua:
– UDP
– TCP
– SCTP
– TLS trên nền TCP
SIP là một giao thức mở rộng đơn giản bao gồm:
- Các phương thức (Methods) – Định nghĩa về phiên truyền thông
- Khối mào đầu (Headers) – Mô tả về phiên truyền thông
- Phần thân tin báo (Message Body) – SDP, ký tự, XML
3.3 Sự tương đồng giữa các tin báo SIP với email
- Nhãn cuộc gọi là mã nhận dạng duy nhất để nhận biết cuộc gọi SIP
- Mọi tin báo trong một cuộc gọi đều duy trì một nhãn cuộc gọi duy nhất
Phần thân tin báo có thể chứa SDP (để truyền tải thông tin đa phương tiện) hoặc thông tin Qos, thông tin an ninh
3.4 Sự tương đồng giữa thông báo lỗi SIP với thông báo lỗi HTTP
Mã thông báo trong dài từ x00 đến x79 được vay mượn từ HTTP. Không phải mọi mã thông báo HTTP đều được SIP hỗ trợ
Chỉ với 6 phương thức và 6 dạng đáp ứng biến SIP thành một “Giao thức đơn giản”
4. Kiến trúc của giao thức SIP
4.1 Sức mạnh của SIP
SIP sử dụng một số giao thức IETF sẵn có để cung cấp:
- Định dạng tin báo (HTTP 1.1) RFC 2616
- Phối hợp năng lực (SDP) RFC 2327
- Phương tiện (RTP) RFC 3550 và (RTSP) RFC 2326
- Đánh địa chỉ (URL) RFC 1738 và (URI) RFC 2396
- Tìm tên và di động (DHCP) RFC 2131 và (DNS) RFCs 1034&1035
- Mã hóa ứng dụng (MIME) RFC 2045
- An ninh (TLS) RFC 2246 và (IPsec) RFC 2401&2406
5 khía cạnh của SIP trong việc thiết lập và kết thúc phiên truyền thông đa phương tiện
- Vị trí người sử dụng: Xác định hệ thống đầu cuối được sử dụng cho phiên truyền thông
- Tính sẵn sàng của người sử dụng: Xác định mức độ sẵn sàng tham gia phoeen truyền thông của bên bị gọi
- Năng lực của người sử dụng: Xác định phương tiện và các phương tiện truyền thông được sử dụng
- Thiết lập phiên: “Rung chuông”, thiết lập các tham số của phiên tại cả bên gọi và bên bị gọi
- Quản lý phiên: Bao gồm chuyển tiếp và kết cuối phiên làm việc, thay đổi các tham số của phiên và yêu cầu dịch vụ
5. Ứng dụng của SIP
Mối quan tâm của ngành viễn thông đối với SIP
SIP hứa hẹn về khả năng tăng tốc độ cung cấp các dịch vụ và ứng dụng mới
Những lợi ích của SIP
Trả lời