• Trang chủ
  • https://diennhevienthong.com
  • Liên hệ

Escom Co., Ltd

Thiết bị mạng và Viễn thông

PHÂN PHỐI THIẾT BỊ MẠNG SWITCH/POE/FIBER/WIFI, THIẾT BỊ VOIP, CAMERA IP/NVR

https://diennhevienthong.com
TP HCM Hotline/Zalo: 0818813311
Hà Nội Hotline/Zalo: 0886019955
  • Điện thoại IP, tổng đài IP, thiết bị họp trực tuyến
  • Camera IP, đầu ghi hình NVR
  • Thiết bị đo kiểm Viễn thông
  • Thiết bị mạng
Home » Máy đo cáp quang, máy đo truyền dẫn viễn thông » Máy đo quang Sunlite OTDR

Máy đo quang Sunlite OTDR

06/06/2019 21/01/2020 Hiep Nguyen 0 Comment

máy đo OTDR Sunlite cầm tay
Máy đo OTDR Sunlite cầm tay

Máy đo quang Sunlite OTDR là máy dùng cho mạng FTTx/PON và mạng quang Metro.

Sunlite OTDR là thiết bị cầm tay được tối ưu cho các hệ thống mạng như FTTx, PON, CATV, Mobile Backhaul, và mạng quang Metro. Máy đo cáp quang OTDR cầm tay Sunlite hỗ trợ tính năng đo công suất, phát nguồn quang , VFL và kiểm tra sợi quang.

TÍNH NĂNG Sunlite OTDR: 

  • Thiết kế dạng cầm tay nhỏ gọn, mạnh mẽ, thích  hợp với mọi môi trường làm việc
  • Màn hình cảm ứng TFT 3.5 inch có thể xem được trong mọi điều kiện ánh sáng
  • Thời gian khởi động nhanh chóng. Vận hành liên tục hơn 9 giờ  theo khuyến nghị TR- NWT-001138- Bellcore
  • Cổng OTDR live để đo kiểm in-service và chức năng phát hiện các sợi quang đang hoạt động.
  • Dải động lên tới 38dB, vùng chết sự kiện < 1m, vùng chết suy hao < 4m
  • Các tùy chọn bước sóng 850 nm,1300 nm, 1310 nm, 1490 nm, 1550 nm & 1625 nm
  • Hỗ trợ giao diện quang tiêu chuẩn 2.5mm với các adaptor dễ dàng thay thế SC, ST, FC, LC.
  • Tùy chọn tính năng đo công suất, nguồn quang, VFL và kiểm tra bề mặt connector quang
  • Đồng bộ với Windows Mobile Device Center (WMDC)
  • Hỗ trợ USB Bluetooth dongle để kết nối với Điện thoại di động và máy tính bảng.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO QUANG Sunlite OTDR: 

1.Giao diện và phím chức năng của Máy đo quang cầm tay Sunlite OTDR

1.1.Các phím cơ bản

  • Phím nguồn: Nhấn và giữ trong khoảng 4-5 giây, máy sẽ tự động tắt nguồn
  • Phím P: Là phím để cài đặt và chạy bài đo
  • Phím C: Quay trở lại tác vụ trước đó, tắt hộp thoại
  • Phím F1-F4: Các nút chức năng tương ứng vị trí như trên màn hình khi vận hành máy
  • Phím điều hướng, enter: Nhập hoặc thực hiện chức năng lựa chọn. Đóng cửa sổ và lưu những thay đổi được thực hiện. Lựa chọn giá trị từ danh sách và các thông số chỉnh sửa.

 1.2.Cổng kết nối

1.3.Giao diện màn hình

  • Màn hình giao diện chính sau khi khởi động máy:

  • Màn hình giao diện lựa chọn các chế độ đo, tham số cho bài đo:

  • Khi nhấn nút “RUN” máy sẽ chạy bài đo:

2.Thực hiện các bài đo

2.1. Auto Mode

  • Chức năng tự động kiểm tra rất hữu ích đặc biệt là khi người dùng không quen với việc sử dụng máy OTDR

–  Để cấu hình cho chế độ đo Auto, nhấn nút P và chọn chức năng Autotest bằng việc sử dụng nút điều hướng hoặc bằng bút cảm ứng . Giao diện chế độ đo Auto như hình bên dưới :

– Sau khi chọn chế độ đo Auto, nhấn nút RUN trên màn hình để chạy bài đo.

2.2. Manualy Mode

–  Cấu hình cho các tham số cơ bản. Sau đó nhấn nút F1 hoặc nhấn chọn RUN trên màn hình để bắt đầu đo.

Màn hình giao diện chính sẽ xuất hiện như bên dưới:

2.3. Real Time Mode

  •  Chế độ thời gian thực cho phép bạn theo dõi một bước sóng tại một khoảng thời gian để xem các thay đổi “ngay lập tức” trong thời gian thực.

+  Dấu vết được làm mới liên tục trong khoảng thời gian 500ms, cho phép điều chỉnh các kết nối trong khi kiểm tra các dạng sóng đồng thời.

+  Chủ yếu được dùng để kiểm tra hình dạng tổng thể của các dấu vết, không nên sử dụng như một kết quả đo lường.

+  SNR thấp hơn, các dấu vết liên tục được làm mới cho đến khi thử nghiệm dừng lại.

– Trong giao diện cấu hình, thiết lập tham số bài đo, chọn chế độ đo Live, chọn đo trong khoảng thời gian mong muốn.

Minh họa trong hình vẽ bên dưới:

  • Ghi chú:

–   Độ rộng xung: Độ rộng xung càng lớn thì đo càng xa, nên khi đo khoảng cách xa ta nên chọn xung có độ rộng lớn.

–   Độ rộng xung nhỏ: cho kết quả đo chính xác giúp phát hiện các lỗi gần nhau dễ dàng.

–   Thang đo: thường được chọn lớn hơn 1,5 đến 2 lần khoảng cách cần đo.

–  Thời gian đo: Khi đo cáp dài nên chọn thời gian đo lâu để tăng độ chính xác.

3.Các tham số đo

3.1. Đo khoảng cách

  • Là phép đo xác định khoảng cách đến một điểm sự kiện, được tiến hành như sau:

– Đặt điểm đánh dấu A ở đoạn đầu, tại cạnh của sự kiện.

– Khoảng cách từ đầu của sợi được chỉ báo ở phần trên của các điểm đánh dấu (km, dặm hoặc feet)

– Để việc đo khoảng cách chính xác hơn, khuyến nghị thu nhỏ các dấu vết theo chiều ngang và theo chiều dọc để giảm điểm ảnh trên các dấu vết. Minh họa như hình ảnh bên dưới.

  • Chú ý: Định vị các dấu đúng cách là cần thiết để có được số đo chính xác. Để đo vị trí nối và khoảng cách chính xác, xác định vị trí các điểm đánh dấu ở đầu của sự kiện như hình minh họa bên dưới.

3.2. Đo suy hao

3.2.1. Suy hao giữa 2 điểm:

  • Là xác định mức suy hao giữa 2 điểm trên tuyến.

– Nhấn F1 2PT để chọn 2 điểm cần đo

– Chuyển Marker A và B Marker sử dụng biểu tượng Marker tại vị trí mỗi điểm đánh dấu bằng cách sử dụng bút stylus hoặc phím trái, phải

– Sự chênh lệch giữa Marker A và B Marker được thể hiện qua các tham số sau:

  • Khoảng cách (m)
  • Suy hao (dB)  
  • Suy hao trên khoảng cách (dB/Km).

3.2.2. Suy hao LSA:

  •  Nhấn nút F1 LSA để chọn chế độ đo LSA
  •  Chuyển Marker A và B Marker sử dụng biểu tượng Marker tại vị trí mỗi điểm đánh dấu bằng cách sử dụng bút stylus hoặc phím trái, phải
  •  Sự tương quan giữa Marker A và B Marker được thể hiện bởi các tham số sau:

– Khoảng cách (m)

– Suy hao (dB)

– Suy hao trên khoảng cách (dB/Km).

  •       Chú ý: Phương pháp LSA nên được áp dụng cho phần đồng nhất mà không chỉ kết nối.

3.2.3. Suy hao 5 điểm:

  • Là đo sự tổn thất, suy hao các mối hàn ghép trên tuyến bằng phương pháp đánh dấu 5 điểm.

–  Nhấn nút F1 Splice Fix để chọn chế độ đánh dấu 5 điểm.

–  Chuyển đổi 5 điểm Marker sử dụng bút stylus hoặc phím trái, phải

–  Sự khác biệt giữa Marker A và B Marker được hiển thị ở dưới cùng của màn hình theo các tham số:

  • Khoảng cách (m)
  • Suy hao (dB)
  • Suy hao trên khoảng cách (dB/Km).

3.2.4. Đo Reflectance:

  • Là phép đo xác định mức năng lượng quang phản xạ ngược về đầu phát từ các sự kiện như các mối hàn, ghép…mà xung ánh sáng gặp phải trên sợi quang.

–  Nhấn nút F1 hiển thị chế độ đo manual

–  Nhấn F1 Reflectance để sử dụng tính năng đo reflectance

–  Di chuyển các Marker sử dụng bút stylus hoặc phím trái, phải

–  Sự khác biệt giữa Marker A và B Marker được thể hiện bởi các tham số ở dưới màn hình:

  • Khoảng cách (m)
  • Suy hao (dB)
  • Suy hao trên khoảng cách (dB/Km).

3.2.5. Đo ORL (Optical Return Loss): 

– Là phép đo tổng lượng ánh sáng phản xạ ngược trở lại nguồn phát, bao gồm tất cả các tán xạ và phản xạ của các sự kiện

  •   Nhấn nút F1 để chọn chế độ đo
  •   Nhấn F1 ORL để sử dụng tính năng đo ORL
  •   Di chuyển các Marker sử dụng bút stylus hoặc phím trái, phải
  •  Sự tương quan giữa Marker A và B Marker được hiển thị ở dưới màn hình theo dạng:

                – Khoảng cách (m)

                – Suy hao (dB)

                – Suy hao trên khoảng cách (dB/Km).

4.Tính năng Fiberscope

  • Chức năng fiberscope được dùng để xem, kiểm tra sự sạch sẽ của đầu sợi quang.

– Để truy nhập vào tính năng fiberscope, thao tác theo từng bước như sau:

  • Trên màn hình giao diện chính nhấn phím F4, tương ứng với Device
  • Trong hộp thoại Tool chọn menu Optical tester rồi chọn Fiberscope.

Giao diện màn hình kiểm tra đầu sợi quang sẽ xuất hiện như sau:

  • Lưu ý: phải có module Fiberscope kết nối qua cổng USB mới có thể sử dụng chức năng này.

5. Xem, lưu kết quả đo và mở file kết quả có sẵn

  •  Bảng sự kiện được hiển thị khi nhấn nút F3 trong cửa sổ chính, xuất hiện trong phần dưới cùng của màn hình và chứa thông tin về các thông số của các sự kiện
  • Sunlite OTDR có khả năng lưu được hơn 1000 kết quả
  •  Có khả năng đặt tên theo người ý người sử dụng
  •  Nhấn nút C để lưu fie

6. Mở file kết quả có sẵn:

  • Cửa sổ file được hiển thị sau khi nhẫn phím F3 trên màn hình chính, tích chọn vào kết quả muốn mở.

Minh họa như hình ảnh bên dưới.

7. Khả năng lưu trữ đám mây bằng phần mềm Fiberizer Desktop

– Phần mềm Fiberizer cung cấp các tính năng:

  • Điều khiển máy đo từ xa thông qua kết nối PC với thiết bị bằng cổng USB trên sườn máy
  • Phân tích traces trên PC bằng phần mềm Fiberizer Desktop
  • Copy dữ liệu từ từ máy đo sang PC qua cổng USB mini-B và ngược lại

 

 – Để lưu trữ dữ liệu kết quả lên đám mây, thực hiện 2 bước:

  • Lựa chọn những file kết quả cần lưu ở cây thư mục bên trái
  •  Sau khi chọn xong click vào nút Upload file như trong hình phía trên.

======================================

Related Posts

Máy đo công suất quang TriBrer APM58NT-v15: hướng dẫn sử dụng
Máy đo công suất quang PON/GPON TriBrer EPN-90 series: hướng dẫn sử dụng
Máy đo cáp quang TriBrer FOT-50: hướng dẫn sử dụng

Category: Máy đo cáp quang, máy đo truyền dẫn viễn thông Tags: máy đo cáp quang/ máy đo otdr

Previous Post: « Tổng đài điện thoại là gì? Cách lắp đặt mạng điện thoại nội bộ IP/VoIP
Next Post: Điện thoại IP ATCOM A48WAC: hướng dẫn cấu hình tài khoản SIP »

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Giải pháp Switch PoE, Switch quang, Converter quang giá rẻ

https://thietbimanglan.com

GIẢI PHÁP ĐIỆN THOẠI VOIP

https://atcomvietnam.com

Bài viết nổi bật

Lap-dat-tong-dai-IP

Hướng dẫn lắp đặt, cài đặt hệ thống tổng đài điện thoại IP

17/07/2022

Hướng dẫn sử dụng Managed Switch Hasivo S5800WP-48G-4S Layer 2

06/07/2021

Hướng dẫn cấu hình cơ bản Managed Switch Planet

28/06/2021

giai phap hop truc tuyen video conferencing Minrray VA200

Giải pháp thiết bị họp trực tuyến và hội nghị truyền hình giá rẻ

05/06/2021

Planet Media Converter

Converter quang – Giải pháp chuyển đổi LAN – QUANG – PoE giá rẻ

01/06/2021

THIẾT BỊ MẠNG, SWITCH PoE, WIFI

https://planetvietnam.vn

VẬT TƯ, THIẾT BỊ CÁP QUANG GIÁ RẺ

https://diennhevienthong.com

ĐĂNG KÝ NHẬN EMAIL

Đăng ký nhận email cập nhật thông tin từ Blog!

Theo dõi Escom qua mạng xã hội

  • Facebook
  • LinkedIn
  • YouTube

Footer

Bài viết mới nhất

  • Hướng dẫn lắp đặt, cài đặt hệ thống tổng đài điện thoại IP 17/07/2022
  • Hướng dẫn sử dụng Managed Switch Hasivo S5800WP-48G-4S Layer 2 06/07/2021
  • Hướng dẫn cấu hình cơ bản Managed Switch Planet 28/06/2021
  • Giải pháp thiết bị họp trực tuyến và hội nghị truyền hình giá rẻ 05/06/2021
  • Converter quang – Giải pháp chuyển đổi LAN – QUANG – PoE giá rẻ 01/06/2021
  • Hiểu về các tiêu chuẩn PoE và cách tính công suất PoE 26/05/2021
  • Switch quang – Giải pháp và Ứng dụng mạng quang 21/05/2021
  • PoE Extender Hasivo – Thiết bị mở rộng mạng PoE cho Camera IP, Wifi 20/05/2021
  • Switch PoE HASIVO, giải pháp mạng giá rẻ cho Camera IP, LAN Wifi, VoIP 19/02/2021

Chọn chuyên mục

  • Camera ip giám sát, thiết bị kiểm soát truy nhập (7)
  • Máy đo cáp quang, máy đo truyền dẫn viễn thông (9)
  • Thiết bị mạng (11)
  • Tin tức, bài viết (21)
  • Điện thoại IP, tổng đài IP, thiết bị họp trực tuyến (35)

Liên kết

Phân phối điện thoại VoIP, tổng đài VoIP, thiết bị VoIP
Phân phối thiết bị mạng Switch PoE, Switch quang, Converter quang, phụ kiện PoE, phụ kiện quang
Máy đo, máy hàn cáp quang, vật tư, thiết bị quang

Tìm kiếm

Thẻ

camera ip (2) giải pháp voip (16) kiểm soát truy nhập (2) máy chấm công (3) máy chấm công vân tay (4) máy đo cáp quang (9) máy đo công suất quang (8) máy đo otdr (6) thiết bị chấm công (3) thiết bị kiểm soát truy nhập (4) thiết bị voip (1) thiết bị voip gsm (1) thiết bị đọc thẻ từ (4) thiết bị đọc vân tay (4) tổng đài ip (6) tổng đài ip pbx (9) tổng đài VoIP (9) Điện thoại VoIP (22) điện (1) điện thoại ip (17) điện thoại IP phone (19) đầu ghi hình camera (1) đầu ghi hình NVR (1)
Copyright © 2019 | Escom Co.,Ltd | Login